Giấy chứng nhận đầu tư là một trong những thủ tục quan trọng mà nhà đầu tư nước ngoài cần đặc biệt lưu ý khi đầu tư vào Việt Nam. Đây là giấy phép gì? Vì sao nhà đầu tư cần xin giấy phép này? Thủ tục như thế nào? Finch Law sẽ giúp bạn tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Giấy chứng nhận đầu tư là gì?
Theo Luật Đầu tư 2020 (Luật số 61/2020/QH14), Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được định nghĩa tại Điều 3, Khoản 9 như sau:
“Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.”
Như vậy, có thể hiểu rằng đây là một văn bản hoặc tài liệu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam cấp cho nhà đầu tư (cá nhân hoặc tổ chức) để chứng nhận quyền thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư.
Những trường hợp nào cần phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư?
Dưới đây là các trường hợp theo quy định của Việt Nam cần phải xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi thực hiện đầu tư vào Việt Nam:
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
- Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
- Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
- Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Xem thêm: Hợp đồng BCC là gì? Vì sao nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn hình thức đầu tư này?
Để xác định chính xác dự án đầu tư của bạn có cần xin giấy chứng nhận đầu tư hay không, hãy liên hệ ngay với Finch Law để được hỗ trợ!
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
Các bước thủ tục cần thực hiện cơ bản sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Nhà đầu tư cần chuẩn bị một trong các các tài liệu sau đây:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (bao gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận);
- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Đề xuất dự án đầu tư;
- Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư sẽ nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
- Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
- Hợp đồng BCC (áp dụng đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC); và
- Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, nhà đầu tư sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký có thẩm quyền. Tùy vào dự án đầu tư của nhà đầu tư mà cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sẽ khác nhau. Các cơ quan có thẩm quyền là một trong các cơ quan sau:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư;
Sau khi hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được nộp, cơ quan đăng ký sẽ thẩm định hồ sơ, trường hợp hồ sơ hợp lệ cơ quan đăng ký sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư, trường hợp hồ sơ thiếu sót, cơ quan đăng ký sẽ yêu cầu nhà đầu tư bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ.
Bước 3: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ tới Sở kế hoạch đầu tư để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì nhà đầu tư có thể thực hiện đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Lưu ý: Trường hợp dự án của nhà đầu tư nước ngoài rơi vào trường hợp phải xin chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam thì nhà đầu tư cần tiến hành thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi tiến hành các thủ tục trên.
Với hơn 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn Đầu tư – Kinh doanh – Thương mại, chúng tôi tự tin là người bạn đồng hành hoàn hảo cùng nhà đầu tư trong mọi giai đoạn của dự án. Hãy để chúng tôi giúp bạn hiện thực hóa mục tiêu kinh doanh tại Việt Nam một cách thuận lợi nhất.