Đăng ký nhãn hiệu trong nước

Thủ tục, chi phí đăng ký nhãn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu là một hoạt động cần thiết để bảo vệ tài sản vô hình của doanh nghiệp thông qua việc nộp đơn lên Cục Sở hữu trí tuệ để xin được bảo hộ nhãn hiệu. Bằng hành động pháp lý này, bạn có thể đảm bảo tài sản vô hình của mình được an toàn, tránh các tình huống chiếm đoạt hay xâm phạm đến quyền lợi của bạn trong một môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh.

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua các thuật ngữ như: đăng ký bảo hộ thương hiệu, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký độc quyền thương hiệu… Tuy nhiên, các thuật ngữ trên mang ý nghĩa giống hay khác nhau? Và quy trình, chi phí, thời gian để đăng ký nhãn hiệu như thế nào? Bài viết sau đây, Finch Law sẽ giúp bạn giải quyết tất cả các vướng mắc trên để đảm bảo bạn có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thành công cho doanh nghiệp của mình.

Định nghĩa nhãn hiệu là gì?

đăng ký nhãn hiệu việt nam

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Cần lưu ý rằng, theo pháp luật Việt Nam thì nhãn hiệu không phải là thương hiệu hay logo công ty. Tuy nhiên bạn vẫn có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho logo bằng cách sử dụng logo để làm nhãn in trên sản phẩm, dịch vụ của mình.

Một nhãn hiệu được bảo hộ,khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
  • Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
  • Không rơi vào các trường hợp không được bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Có mấy loại nhãn hiệu?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, có 5 loại nhãn hiệu như sau:

  • Nhãn hiệu sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc cung cấp;
  • Nhãn hiệu tập thể;
  • Nhãn hiệu chứng nhận;
  • Nhãn hiệu nổi tiếng;
  • Nhãn hiệu sử dụng cho sản phẩm mà cá nhân, tổ chức đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất.

Trong đó, nhãn hiệu nổi tiếng không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Các loại nhãn hiệu còn lại phải thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Đăng ký nhãn hiệu là gì? Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu?

Như đã nêu trên, đăng ký nhãn hiệu là hành động pháp lý bạn cần thực hiện để có thể bảo hộ độc quyền nhãn hiệu của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Một trong các lý do mà bạn cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đó là:

  • Bảo vệ quyền sở hữu: Đăng ký nhãn hiệu giúp xác định quyền sở hữu độc quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu đó. Điều này ngăn chặn cá nhân, tổ chức khác sử dụng nhãn hiệu giống hoặc tương tự, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
  • Tạo lợi thế cạnh tranh: Một nhãn hiệu đã được đăng ký sẽ trở thành một tài sản có giá trị của doanh nghiệp, giúp phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với đối thủ cạnh tranh.
  • Ngăn chặn hành vi vi phạm: Đăng ký nhãn hiệu cho phép bạn có cơ sở pháp lý để giành lại quyền lợi trước các hành vi vi phạm hoặc sử dụng trái phép nhãn hiệu của mình.
  • Tăng cường giá trị thương hiệu: Khi nhãn hiệu được đăng ký, nó có thể trở thành một phần quan trọng của thương hiệu doanh nghiệp, góp phần tạo dựng uy tín và lòng tin của khách hàng.
  • Dễ dàng trong việc mở rộng kinh doanh: Nếu bạn có kế hoạch mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, việc có nhãn hiệu đã được đăng ký sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đăng ký tại các quốc gia khác.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển nhượng hoặc cấp phép: Một nhãn hiệu đã được đăng ký có thể được chuyển nhượng hoặc cấp phép cho bên thứ ba, tạo ra nguồn thu nhập bổ sung cho doanh nghiệp.

Đăng ký nhãn hiệu gồm những thủ tục gì?

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam bao gồm các bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu

Việc tra cứu nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, Finch Law xem việc tra cứu nhãn hiệu là một bước rất quan trọng để xác định khả năng đăng ký thành công của nhãn hiệu, giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian.

Mục đích tra cứu nhãn hiệu:

  • Xác định nguy cơ trùng lặp: Tra cứu giúp bạn biết liệu nhãn hiệu dự định đăng ký có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó không. Điều này giúp giảm rủi ro bị từ chối đơn đăng ký.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Nếu tra cứu cho thấy nhãn hiệu của bạn có khả năng bị từ chối, bạn có thể điều chỉnh hoặc thay đổi nhãn hiệu trước khi nộp đơn, từ đó tránh mất thời gian và chi phí liên quan đến việc nộp đơn không thành công.
  • Tăng khả năng được cấp văn bằng bảo hộ: Khi nhãn hiệu của bạn đã được tra cứu và không có trùng lặp, khả năng được cấp văn bằng bảo hộ sẽ cao hơn, giúp quá trình thẩm định diễn ra suôn sẻ.
  • Tránh tranh chấp pháp lý: Tra cứu kỹ lưỡng giúp bạn tránh được các tranh chấp pháp lý tiềm ẩn về quyền sở hữu nhãn hiệu sau này.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  1. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
  2. Mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký
  3. Danh mục sản phẩm/dịch vụ đăng ký nhãn hiệuChứng từ nộp lệ phíGiấy ủy quyền (nếu có): Trong trường hợp thông qua đại diện.
  4. Tài liệu ưu tiên (nếu có): Nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

Bước 3: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Có 2 hình thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu để bạn lựa chọn, bạn có thể nộp đơn trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc gửi đơn đăng ký qua đường bưu điện đến Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và công nghệ.

Bước 4: Công bố đơn

Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu của bạn nhận được Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, Cục SHTT sẽ công bố các thông tin nhãn hiệu đã nộp trên Công báo sở hữu công nghiệp tại website chính thức của Cục SHTT. Bao gồm các thông tin như: Người nộp đơn, số đơn, ngày nộp đơn, nhãn hiệu đăng ký, nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký….

Bước 5: Thẩm định hình thức đơn

Thời gian thẩm định: trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nộp đơn,nếu đơn đăng ký hợp lệ thì Cục SHTT sẽ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và gửi cho chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền đăng ký. Trường hợp đơn có sai sót, Cục SHTT rẽ ra thông báo dự định từ chối đơn đăng ký và yêu cầu sửa chữa hoặc bổ sung thông tin còn thiếu.

Bước 6: Thẩm định nội dung đơn

Thời gian thẩm định là 09 tháng kể từ ngày công bố đơn. Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình đăng ký nhãn hiệu, Cục SHTT sẽ tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu. Trường hợp đơn đáp ứng yêu cầu bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra thông báo đồng ý cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu hoặc nếu đơn không đáp ứng yêu cầu bảo hộ, Cục SHTT sẽ từ chối cấp.

Bước 7: Cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi nhận thông báo cấp văn bằng, người nộp đơn sẽ nộp phí cấp văn bằng để được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Chi phí đăng ký nhãn hiệu?

Phí, lệ phí khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/đơn. Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp đơn theo hình thức trực tuyến: Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, mức thu lệ phí nộp đơn: 75.000 đồng/đơn. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 trở đi, mức thu lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/đơn.
  • Phí phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ: 100.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 20.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ).
  • Phí công bố đơn: 120.000 đồng/đơn.
  • Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000/mỗi đơn/mỗi yêu cầu.
  • Phí thẩm định đơn: 550.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ) (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm: 120.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ).
  • Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 180.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ) (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm: 120.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ).
  • Phí công bố Quyết định cấp văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.
  • Phí đăng bạ quyết định cấp văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.
  • Lệ phí cấp Giấy chứng nhận: 120.000 đồng (cho 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên, từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/1nhóm).

Trường hợp quý khách hàng sử dụng dịch vụ của Finch Law, chúng tôi sẽ báo phí dịch vụ đăng ký 01 nhãn hiệu dựa trên số nhóm, số sản phẩm/dịch vụ mà quý khách hàng đăng ký.

Tại sao chọn dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Finch Law?

Khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Finch Law, chúng tôi sẽ đại diện quý khách hàng thực hiện các thủ tục cần thiết tại Cục Sở hữu trí tuệ, bao gồm các công việc sau:

  • Tra cứu nhãn hiệu: Finch Law sẽ tra cứu sơ bộ, đánh giá khả khả năng bảo hộ của nhãn hiệu và đưa ra các ý kiến tư vấn, đề xuất của chúng tôi đối với nhãn hiệu dự định đăng ký.
  • Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ: chúng tôi sẽ phân nhóm những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của quý khách theo Bảng phân loại Ni-xơ.
  • Soạn hồ sơ, tài liệu cần thiết cho việc đăng ký nhãn hiệu.
  • Tiến hành nộp đơn và theo dõi tiến độ xử lý đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ
  • Theo dõi và phúc đáp các công văn phản hồi từ Cục Sở hữu trí tuệ
  • Thông báo kết quả đăng ký đến quý khách hàng.

Quý khách hàng có thể an tâm khi làm việc với chúng tôi. Mọi thông tin tư vấn, hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 088 969 8877 – email: info@finchlaw.com.vn