Quy định về các loại khẩu trang được lưu hành trong phòng, chống dịch covid-19

A. Các loại khẩu trang được lưu hành

1. Khẩu trang y tế

Theo Quyết định số 5188/QĐ-BYT, Khẩu trang y tế (Medical mask) còn có thể gọi là khẩu trang ngoại khoa (Surgical mask) hay khẩu trang phẫu thuật. Tại Việt Nam, tiêu chuẩn khẩu trang y tế được qui định theo tiêu chuẩn TCVN 8389-2010, bao gồm 03 loại:

  • Khẩu trang y tế thông thường (TCVN 8389-1:2010)
  • Khẩu trang y tế phòng nhiễm khuẩn (TCVN 8389-2:2010)

Khẩu trang y tế phòng nhiễm khuẩn có tác dụng ngăn cản và diệt 99,9% vi khuẩn ngay trên bề mặt khẩu trang.

  • Khẩu trang y tế phòng độc hóa chất (TCVN 8389-3:2010)

Khẩu trang y tế phòng độc hóa chất có tác dụng lọc khí độc và hơi độc, tạo luồng khí sạch sau khi đi qua lớp vi lọc than hoạt tính.

Tuy nhiên, Bộ Y tế chỉ sử dụng khẩu trang y tế loại 1 và 2 cho những khu vực có nguy cơ trung bình. Đối với khu vực có nguy cơ cao, Bộ không hướng dẫn dùng khẩu trang y tế loại 3, mà dùng Khẩu trang có hiệu lực lọc cao (Respirator mask) – là loại khẩu trang đạt chứng nhận N95 theo tiêu chuẩn của Viện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH) hoặc tiêu chuẩn FFP2 của Liên minh châu Âu (EU) hoặc tương đương.

2. Khẩu trang vải thông thường

Khẩu trang vải thông thường (hay khẩu trang chống bụi, chống nắng): không thuộc danh mục ban hành của Bộ Y tế về trang thiết bị y tế. 

3. Khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn (hay còn gọi là khẩu trang 870)

Trong tình hình dịch covid phức tạp, Bộ Y tế ban hành tiêu chuẫn kỹ thuật theo Quyết định số 870/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 để hạn chế tình trạng khan hiếm khẩu trang y tế. Đây có thể xem là khẩu trang kết hợp thế mạnh của khẩu trang vải (dễ sản xuất đại trà) và khẩu trang y tế thông thường (có tính kháng khuẩn).

B. Chi tiết về các loại khẩu trang

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Loại khẩu trang Thông tin kỹ thuật Sử dụng Quy chế quản lý
Khẩu trang y tế
TCVN 8389:2010 (1 hoặc 2) Từ 2 đến 4 lớp vải không dệt, dạng phẳng, có gấp nếp; lớp vi lọc; thanh nẹp mũi; dây đeo. Thông thường có 2 mặt. Mặt ngoài thường có màu, không thấm nước. Mặt trong thường là màu trắng, có khả năng hút ẩm. Phần quan trọng nhất của khẩu trang y tế thông thường chính là lớp vi lọc. Lớp vi lọc thấu khí nhưng không thấm nước. Lớp này có chức năng lọc bụi, vi khuẩn,… Hiện nay do tình trạng khan hiếm của lớp vi lọc nên Bộ Y tế cho phép thay thế lớp vi lọc bằng lớp vải không dệt 3 lớp SMS (theo Công văn số 1485/BYT-TB-CT ngày 22/3/2020 của Bộ Y tế)
Dành cho cán bộ y tế khi làm việc trong môi trường y tế ở khu vực có khả năng lây nhiễm và tiếp xúc nhiều với người bệnh cấp độ 1, 2; Hướng dẫn sử dụng loại khẩu trang y tế nào theo từng cấp độ theo Quyết định số 1616/QĐ-BYT.
Khẩu trang y tế được quản lý là trang thiết bị y tế (đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu đạt TCVN 8389-1:2010; TCVN 8389-2:2010) và đã công bố hợp chuẩn/có số lưu hành do cơ quan chức năng cấp theo quy định của Nghị định 36/2016/NĐ-CP).
Khẩu trang có hiệu lực lọc cao (N95, FFP2,…)
Đạt tiêu chuẩn EN 149:2001 + A1: 2009 FFP2 NR D và EN 14683:2019 type I, II hoặc IIR, NIOSH-42C FR84
Dành cho cán bộ y tế khi làm việc trong môi trường y tế ở khu vực có khả năng lây nhiễm cao cấp độ 3, 4 (khoa khám bệnh, khoa điều trị, khoa hồi sức tích cực…) theo Quyết định số 1616/QĐ-BYT.
Khẩu trang y tế được quản lý là trang thiết bị y tế (đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật đã nêu) và đã công bố hợp chuẩn/có số lưu hành do cơ quan chức năng cấp theo quy định của Nghị định 36/2016/NĐ-CP.
Khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn
Theo kỹ thuật được ban hành kèm theo Quyết định số 870/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế. Khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn có tối thiểu 3 lớp: lớp ngoài cùng là lớp có tính kháng nước, kháng giọt bắn đường hô hấp hoặc kết hợp kháng khuẩn; các lớp còn lại là lớp lọc, kháng khuẩn (lớp kháng khuẩn là vải kháng khuẩn, nano bạc, than hoạt tính hoặc tương đương); dây đeo.
Dành cho cán bộ y tế làm việc ở những nơi ít có nguy cơ hoặc nơi có cấp độ 1 (theo Quyết định số 1616/QĐ-BYT); người tham gia phòng chống dịch; người bệnh trong cơ sở điều trị bệnh không lây nhiễm; người phục vụ ở các khu vực công cộng như lễ tân, bãi xe, cảng biên phòng, cửa khẩu, cảng hàng không…
Khẩu trang vải được quản lý như hàng hóa thông thường, sản xuất theo các quy định tại Quyết định 870/QĐ-BYT và do các doanh nghiệp sản xuất thuộc Bộ Công thương quản lý (Các Tập đoàn, doanh nghiệp dệt may,…)
Khẩu trang vải thông thường, khẩu trang khác không đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Y tế
Không có
Sử dụng cho mọi người khỏe mạnh và ở những khu vực ít có nguy cơ lây nhiễm.
Khẩu trang được quản lý như hàng hóa thông thường và sản xuất theo tiêu chuẩn cơ sở, tuân thủ các điều kiện đảm bảo chất lượng đối với sản phẩm theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Để biết loại khẩu trang y tế do các cơ sở sản xuất được cấp phép lưu hành, doanh nghiệp có thể tra cứu tại địa chỉ https://dmec.moh.gov.vn (Kết quả dịch vụ công → Tìm kiếm nâng cao  → tên trang thiết bị cần tra cứu/tên công ty sản xuất).


Liên hệ chúng tôi