Thủ tục nhập khẩu thực phẩm vào Việt Nam

Nhập khẩu thực phẩm vào Việt Nam để phân phối ngày càng trở nên phổ biến trong bối cảnh giao thương toàn cầu phát triển như ngày nay. Chính vì thếtrong bài viết này, Finch Law sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những thủ tục pháp lý cần thiết để nhập khẩu thực phẩm vào Việt Nam thành công!

hướng dẫn các thủ tục cần thiết để nhập khẩu thực phẩm vào việt nam

Nhập khẩu thực phẩm vào Việt Nam cần những thủ tục pháp lý gì?

Khi nhập khẩu thực phẩm vào Việt Nam, doanh nghiệp cần thực hiện một loạt các thủ tục pháp lý để đảm bảo tuâ n thủ các quy định hiện hành. Dưới đây là mô tả sơ bộ về các thủ tục cần thiết.

Bước 1. Đăng ký công bố sản phẩm  dự định nhập khẩu vào Việt Nam

Trước tiên, bạn cần  thực hiện nộp hồ sơ công bố tại Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế hoặc các đơn vị có thẩm quyền. Tuy nhiên, tuỳ vào loại sản phẩm mà thời gian xử lý có thể là 7 hoặc 21 ngày. Hồ sơ đăng ký công bố để nhập khẩu thực phẩm vào Việt Nam bao gồm các tài liệu sau:

  • Bản công bố sản phẩm (theo mẫu). 
  • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (Certificate of Analysis – COA) do phòng kiểm nghiệm được công nhận cấp. Có thời hạn không quá 12 tháng. 
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (nếu có). 
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất xứ cấp. Lưu ý, những tài liệu này cần được chứng thực lãnh sự. 
  • Nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn dự kiến của sản phẩm.  
  • Tài liệu khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm (nếu có).

Xem thêm: Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) là gì?

Bước 2. Xin giấy phép kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu (thủ tục hợp quy)

Thủ tục hợp quy được nộp tại cơ quan kiểm tra chất lượng (Cục An toàn Thực phẩm hoặc cơ quan có thẩm quyền khác). Thời gian xử lý thông thường từ 3 – 7 ngày làm việc sau khi hàng hóa đến cảng. Hồ sơ làm thủ tục hợp quy bao gồm:

  • Đơn đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu. 
  • Hợp đồng mua bán (Contract), hóa đơn thương mại (Invoice), phiếu đóng gói (Packing List). 
  • Vận đơn (Bill of Lading). 
  • Chứng từ khác liên quan đến lô hàng (nếu có).

Bước 3. Thông quan hàng hóa tại hải quan

Sau khi hoàn thành các thủ tục trên, bạn có thể làm thủ tục thông quan hàng hóa tại cơ quan hải quan. Hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai hải quan nhập khẩu. 
  • Giấy chứng nhận kiểm tra nhà nước về chất lượng thực phẩm nhập khẩu. 
  • Bản công bố sản phẩm đã được phê duyệt. 

Lưu ý rằng, quy trình trên có thể thay đổi tùy theo loại thực phẩm và yêu cầu của cơ quan chức năng. Phân chia thành 2 trường hợp như sau: 

  • Đăng ký bản công bố sản phẩm nhập khẩu đối với: thực phẩm chức năng; phụ gia thực phẩm (có công dụng mới, không thuộc trong danh mục được phép sử dụng, không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định).
  • Đăng ký bản công bố sản phẩm nhập khẩu đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ dưới 36 tháng tuổi (trong trường hợp tổ chức, cá nhân lựa chọn theo quy định tại Điểm C Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính Phủ). 

Một số thực phẩm đặc biệt có thể yêu cầu thêm giấy phép như giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm từ các cơ quan chức năng khác. 

Thủ tục nhập khẩu thực phẩm vào Việt Nam trở nên dễ dàng hơn với Finch Law

Dịch vụ pháp lý của Ficnh Law sẽ quá trình nhập khẩu thực phẩm vào Việt Nam của bạn trở nên dễ dàng và thành công: 

  1. Tư vấn pháp lý: tư vấn chi tiết về các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến nhập khẩu thực phẩm vào Việt Nam. Finch Law sẽ giúp bạn nắm rõ các yêu cầu vềan toàn thực phẩm và các thủ tục pháp lý cần thiết. 
  2. Hỗ trợ thủ tục hành chính: hoàn thành các thủ tục hành chính liên quan, từ việc chuẩn bị hồ sơ, đăng ký kiểm tra chất lượng, đến xin cấp giấy phép nhập khẩu. 
  3. Kiểm soát rủi ro: giúp bạn nhận diện và phòng tránh các rủi ro pháp lý trong quá trình nhập khẩu, đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy định. 
  4. Đại diện pháp lý: sẵn sàng đại diện bạn trong các giao dịch với cơ quan chức năng, bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình nhập khẩu thực phẩm. 

Liên hệ ngay với Finch Law để được tư vấn nếu bạn cần hỗ trợ thủ tục nhập khẩu sản phẩm thực phẩm vào thị trường Việt Nam.

Xem thêm: Dịch vụ tư vấn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài