Hỏi đáp pháp luật


Giải đáp vướng mắc pháp lý

Bên cạnh các ngành nghề được đầu tư kinh doanh, pháp luật cũng quy định các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh. Để việc đầu tư hợp pháp thì các doanh nghiệp, nhà đầu tư cần quan tâm tới ngành nghề nào bị cấm kinh doanh hiện nay. 

Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021 và thay thế cho Luật Đầu tư 2014. Luật Đầu tư 2020 đã bổ sung thêm 02 ngành nghề bị cấm kinh doanh so với Luật Đầu tư 2014 đó là kinh doanh pháo nổ và kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Cụ thể sau: 

 

Theo Điều 6 Luật Đầu tư 2020, có 08 ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh gồm: 

  1. Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật Đầu tư; 
  1. Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật Đầu tư; 
  1. Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật Đầu tư; 
  1. Kinh doanh mại dâm; 
  1. Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; 
  1. Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; 
  1. Kinh doanh pháo nổ; 
  1. Kinh doanh dịch vụ đòi nợ. 

Tuy nhiên, việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ. 

Ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp FDI bao gồm: 

  • Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theơ quy định cùa pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; 
  • Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; 
  • Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất; 
  • Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế. 

Về chính sách hỗ trợ đầu tư: 

  • Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án đầu tư; 
  • Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; 
  • Hỗ trợ tín dụng; 
  • Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh di dời theo quyết định của cơ quan nhà nước; 
  • Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; 
  • Hỗ trợ phát triển thị trường, cung cấp thông tin; 
  • Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển. 

Tùy vào lĩnh vực đầu tư và địa bàn đầu tư, chính sách ưu đãi sẽ được quy định khác nhau. Hãy liên hệ với Finch Law để được tư vấn chi tiết thủ tục được hưởng ưu đãi đầu tư tối ưu nhất.

Bốn hình thức mà Luật Đầu tư cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam bao gồm: 

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế 
  • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp 
  • Thực hiện dự án đầu tư 
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC 

Luật cũng ghi nhận các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ. 

  • Người lao động đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; 
  • Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; 
  • Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam; 
  • Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp. 

Luật Doanh nghiệp 2020 công nhận doanh nghiệp có quyền có hai loại dấu: dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. 

Luật còn cho phép doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc. Do đó, doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu chứ không phải chỉ một con dấu như trước đây, con dấu cũng không bắt buộc phải có hai thông tin là tên và mã số doanh nghiệp. Luật mới cũng bãi bỏ quy định yêu cầu doanh nghiệp thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh.  

Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. 

Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp sau:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật doanh nghiệp 2020, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Tên trùng và tên gây nhầm lẫn được quy định theo Luật doanh nghiệp như sau:

1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

2. Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:

a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;

e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;

h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

3. Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 nêu trên không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký.

  • Tên gọi hợp đồng lao động không ảnh hưởng đến việc xác định quan hệ lao động.  

Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. 

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động. 

  • Hình thức hợp đồng lao động: 

Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản, trừ trường hợp hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng. Các bên có thể giao kết hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật giao dịch điện tử 2005. Hợp đồng lao động được giao kết theo hình thức này có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản. 

  • Loại hợp đồng lao động: 

So với Bộ luật Lao động 2012, Bộ luật Lao động 2019 quy định có hai loại, so với quy định cũ là 03 loại hợp đồng lao động.  

  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời gian tối đa là 36 tháng; 
  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. 

Lưu ý: người sử dụng lao động và người lao động chỉ được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn tối đa 2 lần. Nếu sau đó người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục mối quan hệ lao động thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn. 

  • Thử việc: 

Thử việc không áp dụng đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng. Đáng chú ý, thời hạn thử việc đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp có thể kéo dài đến 180 ngày. 

  • Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động: 

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây: 

  • Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động; 
  • Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật Lao động; 
  • Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; 
  • Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc; 
  •  Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật Lao động; 
  • Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; 
  • Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật Lao động làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động. 

 

  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không phải thông báo trước cho người lao động: 

Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt đồng lao động mà không phải báo trước cho người lao động nếu người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên. 

Hỏi đáp pháp luật​

Quy trình cung cấp dịch vụ của Finch Law

Bạn có thể chủ động liên lạc hoặc để lại thông tin cho chúng tôi. Đội ngũ Finch Law luôn vui vẻ, sẵn sàng đón nhận, giải đáp những thắc mắc của bạn.

  • Tiếp nhận thông tin và nghiên cứu hồ sơ sơ bộ

    Finch Law tiếp nhận yêu cầu tư vấn pháp lý từ khách hàng, yêu cầu cung cấp các thông tin cần thiết để phục vụ cho nghiên cứu hồ sơ.

  • Chào phí và ký kết hợp đồng dịch vụ

    Finch Law thông báo cho khách hàng phí dịch vụ, phương án tư vấn sơ bộ. Dịch vụ sẽ được thực hiện khi khách hàng chấp thuận và ứng trước phí dịch vụ cho Finch Law.

  • Tư vấn phương án giải quyết

    Finch Law thực hiện hỗ trợ các yêu cầu, thủ tục pháp lý cho khách hàng và luôn đồng hành với khách hàng trong suốt quá trình giải quyết vụ việc.

  • Thực hiện dịch vụ tư vấn

    Finch Law sẽ tiến hành tư vấn, soạn thảo hồ sơ, tài liệu, đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý và thông báo tiến trình xử lý công việc đến khách hàng.

  • Hoàn thành – Bàn giao kết quả

    Finch Law sẽ gửi nội dung tư vấn hoàn chỉnh, bàn giao kết quả thực hiện dịch vụ cho khách hàng đúng tiến độ đã cam kết.

Gửi câu hỏi

Nếu bạn đang gặp vướng mắc pháp lý, hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi theo mẫu dưới đây, đội ngũ Finch Law sẽ hỗ trợ giải đáp trong thời gian sớm nhất.