Procedures for applying for PIT exemption for foreigners who already paid taxes in another country

Procedures for applying for PIT exemption for foreigners who already paid taxes in another country

Câu hỏi

Ông P, quốc tịch Nhật Bản, ông sinh sống làm việc tại Nhật Bản, nhân viên công ty X. Vào tháng 09.2019, ông sang Việt Nam để tìm hiểu thị trường theo yêu cầu của công ty X. Trong khoảng thời gian này, ông một nguồn thu nhập duy nhất tiền lương do công ty X chi trả. Ông nhân trú của Nhật Bản cũng đã đóng thuế thu nhập nhân cho khoản thu nhập này tại Nhật. Đến tháng 01/2020, ông quyết định định tại Việt Nam làm việc cho công ty H, được thành lập theo pháp luật Việt Nam. Như vậy, ông phải đóng thuế tại Việt Nam hay sẽ được miễn, giảm khoản thuế này, thủ tục để được miễn, giảm được quy định như thế nào? 

Trả lời

1. Xác định cá nhân cư trú hay không cư trú

Theo nguyên tắc chung nhất, thu nhập phát sinh tại Việt Nam sẽ phải chịu thuế thu nhập theo pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên phạm vi xác định nghĩa vụ thuế sẽ phụ thuộc vào việc người đó là cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú.

Theo Điều 2 Luật Thuế Thu nhập cá nhân sửa đổi, cá nhân cư trú là người đáp ứng  một trong các điều kiện sau đây: 

a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; 

  1. b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.”

Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều này. 

Tính đến thời điểm ông P có thắc mắc (01/2021), ông có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày, như vậy ông không thỏa điều kiện là cá nhân cư trú theo luật Việt Nam. 

Ngoài ra, Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định: 

Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại Khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.” 

Như vậy, cho dù ông P có nơi ở thường xuyên với hợp đồng thuê trên 183 ngày, nhưng thực tế ông có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày, và ông chứng minh được ông là cá nhân cư trú của Nhật Bản thì ông vẫn không thuộc trường hợp là cá nhân cư trú của Việt Nam. Nói cách khác, ông thuộc đối tượng cá nhân không cư trú.

2. Nghĩa vụ thuế của cá nhân không cư trú

Nghĩa vụ thuế của cá nhân không cư trú được xác định như sau:  

Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập”. 

(Điều 2 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính).  

Quy định trên có buộc ông P phải đóng thuế lần thứ hai trên cùng một khoản thu nhập cho Việt Nam hay không, trong khi ông đã hoàn thành nghĩa vụ thuế của mình với Nhật Bản? 

Để tránh hiện tượng đánh thuế trùng, thiệt hại đến lợi ích chính đáng của người nộp thuế, nhiều quốc gia đã đàm phán và ký kết các Hiệp định song phương về tránh đánh thuế hai lần. Việt Nam và Nhật Bản cũng đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần vào năm 1995.  

3. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Theo Khoản 2 Điều 15 của Hiệp định, tiền công do một đối tượng trú của một Nước kết thu được từ lao động làm công tại Nước kết kia sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước thứ nhất nếu: 

a. Người nhận tiền hiện có mặt tại Nước kia trong một thời gian hoặc nhiều khoảng thời gian gộp lại không qúa 183 ngày trong năm dương lịch liên quan, và 

  1. Chủ lao động hay đối tượng đại diện chủ lao động trả tiền công lao động không phải là đối tượng cư trú taị Nước kia, và
  2. Số tiền công không phải phát sinh tại một cơ sở thường trú hoặc một cơ sở cố định mà đối tượng chủ lao động có tại Nước kia.”

Như vậy, khoản thu nhập của ông P đủ điều kiện để được miễn, giảm tiền thuế phải nộp tại nước ký kết, cụ thể là tại Việt Nam.  

Tuy nhiên, theo nguyên tắc của Luật Quản lý Thuế hiện hành, người nộp thuế tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm với việc kê khai và nộp thuế. Cơ quan thuế không có thông báo cũng như quyết định miễn, giảm thuế đối với các trường hợp thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Cá nhân nộp thuế phải thực hiện hoặc ủy quyền thực hiện thủ tục thông báo miễn thuế.

4. Thủ tục thông báo miễn thuế theo Hiệp định

Theo Khoản 13 Điều 16 Thông 156/2013/TT-BTC, trường hợp nhân nước ngoài thu nhập chịu thuế thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế do áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam các nước, vùng lãnh thổ khác thì thực hiện các thủ tục sau: 

d) Đối với cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh hoặc thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng phát sinh tại Việt Nam do tổ chức, cá nhân trả thu nhập ở nước ngoài chi trả (bao gồm cả trường hợp cá nhân không cư trú hướng dẫn tại khoản 6 và khoản 8 Điều này):  

Vào ngày nộp hồ sơ khai thuế của lần khai thuế đầu tiên, cá nhân là đối tượng cư trú nước ngoài trực tiếp hoặc ủy quyền cho một đối tượng khác tại Việt Nam nộp cho Cục Thuế quản lý trực tiếp nơi cá nhân làm việc, kinh doanh hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định. Hồ sơ gồm:  

– Thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định mẫu 01/HTQT ban hành kèm theo Thông tư này;  

– Bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do Cơ quan thuế cấp ngay trước năm thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định đã được hợp pháp hóa lãnh sự;  

– Bản chụp Hợp đồng lao động hoặc bản chụp giấy tờ pháp lý chứng minh nguồn gốc của khoản thu nhập hoặc quyền được nhận thừa kế, quà tặng (đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công hoặc thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng) hoặc bản chụp hợp đồng kinh tế ký kết với các tổ chức cá nhân Việt Nam (đối với thu nhập từ kinh doanh) và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó;  

– Bản chụp hộ chiếu sử dụng cho việc xuất nhập cảnh tại Việt Nam và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó;  

– Bản chụp đăng ký kinh doanh và/hoặc giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đăng ký thuế do nước cư trú cấp đối với cá nhân có thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập (thu nhập của thầy thuốc, luật sư, kỹ sư, kiến trúc sư, nha sĩ, kế toán viên) có xác nhận của người nộp thuế;  

– Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định.” 

Trường hợp năm trước đó đã thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định thì các năm tiếp theo chỉ cần thông báo các bản chụp Hợp đồng lao động ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và nước ngoài mới (nếu có).  

Mười lăm ngày trước khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam hoặc kết thúc năm tính thuế (tuỳ theo thời điểm nào diễn ra trước) cá nhân trực tiếp hoặc ủy quyền cho một đối tượng khác tại Việt Nam gửi Giấy chứng nhận cư trú của năm tính thuế đó và bản chụp hộ chiếu cho Cục Thuế quản lý trực tiếp nơi cá nhân làm việc, kinh doanh.  

Trường hợp vào thời điểm trên vẫn chưa có được giấy xác nhận cư trú thì cá nhân nước ngoài có nghĩa vụ cam kết gửi Giấy chứng nhận cư trú trong quý ngay sau ngày kết thúc năm tính thuế.  

Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp giấy chứng nhận cư trú, cá nhân cung cấp bản chụp hộ chiếu thay cho Giấy chứng nhận cư trú.  

Trường hợp tại thời điểm nộp bản chụp hộ chiếu chưa xác định được cá nhân là đối tượng cư trú của nước hoặc vùng lãnh thổ nào, cá nhân có nghĩa vụ cam kết gửi bản chụp hộ chiếu trong quý I của năm tiếp theo.  

Trường hợp người nộp thuế không thể cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định, đề nghị giải trình cụ thể tại Thông báo mẫu số 01/HTQT nêu trên để cơ quan thuế xem xét, quyết định. 

Như vậy, trách nhiệm của cá nhân người nộp thuế là trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục thông báo miễn thuế. Hồ sơ cần được minh chứng đầy đủ, thỏa mãn các điều kiện mà pháp luật thuế yêu cầu. Việc nộp hồ sơ thông báo miễn thuế sẽ không đồng nghĩa với việc cá nhân đó chắc chắn sẽ được miễn, giảm thuế theo Hiệp định, mà cơ quan quản lý thuế sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra hồ sơ, nội dung khai thuế, trình bày trong hồ sơ và ra quyết định.