Thủ tục thay đổi Thỏa ước lao động tập thể và Nội quy lao đông

Câu hỏi

Công ty S có nhu cầu chỉnh sửa Thỏa ước lao động tập thể với người lao động của mình, đồng thời ban hành mới Nội quy lao động trong phạm vi công ty. Công ty biết cần phải thương lượng lại với người lao động để chỉnh sửa Thỏa ước, nhưng thắc mắc công ty có quyền tự ban hành Nội quy hay không? Vậy quy định của luật đối với thủ tục này như thế nào?

Trả lời

Sửa đổi, ban hành mới Thỏa ước lao động tập thể và Nội quy lao động đều phải đăng ký với cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, việc soạn thảo, ban hành những văn bản này nhất thiết phải có sự tham gia, ý kiến của người lao động. Thỏa ước lao động tập thể và Nội quy lao động hợp lệ khi doanh nghiệp thực hiện đủ các quy định về thương lượng, đối thoại, lấy ý kiến và đăng ký tại cơ quan hữu quan. Cụ thể như sau:

1. Thủ tục đăng ký Thỏa ước lao động tập thể

Theo Điều 76 Bộ luật Lao động 2019, trước khi tiến hành thủ tục đăng với quan nhà nước, dự thảo Thỏa ước lao động cần được lấy ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp. Thỏa ước chỉ được kết khi trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành. Thời gian, địa điểm, hình thức lấy ý kiến do Công đoàn sở quyết định. Sau khi thỏa ước lao động tập thể được kết, Công ty phải công bố cho người lao động của mình biết. 

Dự thảo được gửi đến mỗi bên kết gửi cho quan quản lao động cấp tỉnh 

  • Hồ sơ cần chuẩn bị: 

Thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp, đã được ký kết bởi các bên đại diện.   

  • Thủ tục đăng ký tại cơ quan quản lý lao động: 

Bước 1: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. 

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thỏa ước, nếu phát hiện có nội dung trái pháp luật hoặc ký kết không đúng thẩm quyền thì cơ quan tiếp nhận yêu cầu Tòa án nhân dân tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu, đồng thời gửi cho hai bên ký kết thỏa ước lao động tập thể biết. 

Bước 3: Doanh nghiệp đến nhận kết quả theo ngày hẹn.  

  • Cách thức thực hiện:  

Gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp. 

  • Thời hạn: 

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Thỏa ước lao động tập thể được ký kết. 

2. Thủ tục đăng ký Nội quy lao động

Theo Điều 118 Bộ luật Lao động 2019, trước khi sửa đổi Nội quy lao động, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Tổ chức đại diện người lao động xem nội dung được doanh nghiệp gửi đến, tổ chức lấy ý kiến của người lao động, tổng hợp lại và gửi cho doanh nghiệp. Trường hợp có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích của lao động nữ thì cần bảo đảm lấy ý kiến của họ. 

Căn cứ ý kiến này, doanh nghiệp tổ chức đối thoại để thảo luận, trao đổi ý kiến với người lao động, lập biên bản có chữ ký của đại diện các bên tham gia đối thoại. Trong vòng 03 ngày kể từ khi kết thúc đối thoại, doanh nghiệp công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại và Nội quy lao động. Sau đó nộp hồ sơ đăng ký Nội quy lao động tại cơ quan quản lý lao động cấp tỉnh. 

  •  Hồ sơ cần chuẩn bị: 
  • Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động; 
  • Nội quy lao động; 
  • Văn bản góp ý của Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; 
  • Các văn bản của doanh nghiệp có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có). 
  • Thủ tục đăng ký tại cơ quan quản lý lao động: 

Bước 1: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. 

Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu phát hiện Nội quy lao động có quy định trái pháp luật thì cơ quan tiếp nhận thông báo và hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung, đăng ký lại nội quy lao động. 

Bước 3: Doanh nghiệp đến nhận kết quả theo ngày hẹn.  

Bước 4: Doanh nghiệp gửi 01 bản Nội quy lao động đã đăng ký đến cơ quan quản lý lao động cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh (nếu có).  

  • Cách thức thực hiện:  

Gửi hồ sơ qua đường bưu điện, hoặc nộp trực tiếp. 

  • Thời hạn: 

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành Nội quy lao động.  

Nội dung tư vấn dựa trên những căn cứ pháp lý sau: 

  • Điều 76, 77, 89, 118, 119 Bộ luật Lao động 2019; 
  • Điều 41 Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/12/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.